Gỗ được ứng dụng rất nhiều vào đời sống từ ngàn đời nay và được xem như là loại vật liệu không thể thiếu. Thêm vào đó, chúng cũng được đánh giá là dòng chất liệu cao cấp. Thời xưa, gỗ tự nhiên được sử dụng phổ biến nhất, hiện nay là gỗ công nghiệp. Vậy bạn đã thật sự hiểu hết về dòng chất liệu này chưa? Để sản xuất thì cần những tiêu chuẩn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
1. Gỗ là gì?
Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu gỗ là gì nhé. Là một tồn tại vật chất được cấu thành chủ yếu từ các thành phần cơ bản như: xenluloza (40-50%), hemixenluloza (15-25%), lignin (15-30%) và một số chất khác. Nó được khai thác từ các loại cây thân gỗ. Con người đã sử dụng gỗ phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như đồ dùng nội thất, vũ khí, công trình, giấy,… Các loại gỗ được khai thác từ môi trường sẽ được gọi chung là gỗ tự nhiên.
Với sự khai thác quá mức khiến môi trường gỗ tự nhiên trở nên khan hiếm. Cách khắc phục hiệu quả nhất chính là tìm một loại vật liệu có tính chất gần như tương tự để thay thế. Và đây chính là lý do gỗ công nghiệp ra đời. Thành phần chủ yếu chính là ván dăm, bột gỗ tự nhiên và các chất độn, bột phụ gia khác cấu thành nên miếng gỗ hoàn chỉnh. Chống chịu với các tác động từ điều kiện môi trường và ngoại lực.
2. Tiêu chuẩn gỗ là gì?
Tiêu chuẩn của gỗ sẽ được hiểu đơn giản, chính là các quy tắc được đặt ra để đánh giá chất lượng gỗ. Cho dù là gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp thì đều có các tiêu chuẩn riêng biệt. Đảm bảo an toàn với người sử dụng và thân thiện với môi trường.
Tiêu chuẩn sản xuất gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiên sẽ được kiểm tra dựa trên quy trình sản xuất và chất lượng của gỗ. Gỗ sau khi đủ ngày tuổi sẽ được khai thác, cắt hạn thành những khối trụ tròn. Sau khi được vận chuyển về xưởng, chúng sẽ được kiểm tra và phân loại dựa trên các yếu tố sau đây:
- Mắt gỗ: Xưởng thi công sẽ kiểm tra các loại mắt của gỗ: mắt sống, mắt chết, mắt gỗ hóa sừng, mắt gỗ bé, mắt mục. Trong sản xuất gỗ, mắt mục và mắt chết luôn sẽ được loại bỏ để không làm ảnh hưởng đến kết cấu của gỗ.
- Vết nứt: Gỗ tự nhiên ít nhiều cũng sẽ bị điều kiện môi trường tác động. Một khúc gỗ đạt tiêu chuẩn là sẽ có vết nứt không quá ¼ chiều dài của khúc gỗ, chiều rộng không quá 1mm.
- Ván gỗ phải có độ cong vừa phải.
- Ngoài ra, còn phải xem xét về các thớ gỗ, vết xước, màu sắc, độ sâu của vết cườm, độ xoắn của các thớ gỗ.
- Người ra cũng thường xuyên kiểm tra tiêu chuẩn gỗ dựa vào tính ổn định, độ bền cũng như độ biến dạng của gỗ.
Tiêu chuẩn sản xuất gỗ công nghiệp
Về gỗ công nghiệp, thì tiêu chuẩn kiểm định sẽ có phần khắt khe hơn. Thành phần chủ yếu của dòng gỗ này sẽ là bột gỗ tự nhiên hay ván dăm trộn keo kết dính cùng các chất phụ gia. Độ bền cũng được đánh giá tương đối ổn định cùng khá thành rẻ, phù hợp với mọi nhu cầu.
Tuy nhiên, quá trình sản xuất có sử dụng chất kết dính. Mà trong hầu hết các loại keo sản xuất gỗ đều có chứa nồng độ formaldehyde cao, dễ gây ung thư cho người sử dụng. Vì thế mà người ta đã đưa ra tiêu chuẩn sản xuất gỗ công nghiệp nhằm đảm bảo sản phẩm chất lượng và an toàn với sức khỏe.
Nếu bạn đang sử dụng nội thất gỗ công nghiệp mà ngửi thấy mùi nồng hay gặp phải tình trạng dị ứng, khó thở thì chắc chắn bạn đã sử dụng gỗ sản xuất theo tiêu chuẩn E2, E3 với lượng formaldehyde lên đến 0,03 -0,06 %. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên chọn sản phẩm sản xuất dựa trên tiêu chuẩn E1 của Châu Âu với lượng formaldehyde chỉ 0,005% thấp hơn 6-12 so với tiêu chuẩn E2, E3.
Hiện nay, ở Việt Nam thì gỗ công nghiệp sẽ được sản xuất dựa trên tiêu chuẩn E2, E1, E0. Cụ thể như sau:
- Cấp độ gỗ E0/F*** (Tiêu chuẩn khí thải E0 Châu Âu/Tiêu chuẩn khí thải F-Star3 của Nhật): Có giới hạn nồng độ phát thải formaldehyde là 0,07ppm. Áp dụng cho các loại gỗ PW, MDF. Các nước áp dụng phổ biến là Nhật Bản, Australia, Newzealand, Hàn Quốc, Tây Á.
- Cấp độ gỗ E1/F** (Tiêu chuẩn khí thải E1 Châu Âu/Tiêu chuẩn khí thải F-Star2 của Nhật): Có giới hạn nồng độ formaldehyde là 0,14ppm áp dụng cho gỗ PW và 0,10ppm cho gỗ MDF. Các quốc gia sử dụng tiêu chuẩn này là Nhật Bản, Australia, Newzealand, Hàn Quốc, Tây Á.
- Cấp độ gỗ E2 (Tiêu chuẩn khí thải E2 Châu Âu): Có giới hạn nồng độ phát thải formaldehyde là 0,38ppm. Áp dụng cho các loại gỗ PW, MDF. Các quốc gia áp dụng tiêu chuẩn này là Đông Nam Á và Bắc Phi.
- Cấp độ gỗ Carb – P1 (Tiêu chuẩn khí thải Giai đoạn 1 của Ủy ban Tài nguyên không khí California): Giới hạn nồng độ formaldehyde là 0,18ppm cho HW và 0,21ppm cho MDF. Mỹ, Canada, Khu vực Châu Âu là các khu vực áp dụng tiêu chuẩn này.
- Cấp độ gỗ Carb – P2 (Tiêu chuẩn khí thải Giai đoạn 2 của Ủy ban Tài nguyên không khí California): Được giới hạn nồng độ formaldehyde là 0,05ppm cho HW và 0,11ppm cho MDF. Quốc gia áp dụng tiêu chuẩn này sẽ là Mỹ, Canada, Khu vực Châu Á.
Dựa theo các chỉ số an toàn thì mức độ an toàn nhất cho sức khỏe người tiêu dùng sẽ là E0, E1, E2.
Cách kiểm tra chỉ số theo tiêu chuẩn E0, E1, E2 như thế nào?
Thực chất, các chỉ số này sẽ được kiểm tra dựa trên chuyên môn. Vì thế mà người sử dụng gần như là không thể kiểm tra được khi lựa chọn. Bạn chỉ có thể lựa chọn đưa vị sản xuất gỗ uy tín. Tuy nhiên, nếu sử dụng sản phẩm gỗ kém chất lượng, bạn có thể nhận biết được thông qua các điểm sau đây.
- Nếu bạn hít thở phải nồng độ formaldehyde trên 0,1mg/kg sẽ gặp phải tình trạng kích thích mở mắt, mũi miệng gây chảy dịch, cảm giác khó thở và nóng trong cổ họng. Thậm chí là đau đầu và chóng mặt.
- Mắt sẽ thường xuyên bị đỏ, cay xè.
- Viêm da, nổi các mẩn đỏ, mề đay
- Viêm họng, đau rát cổ họng
- Rối loạn tiêu hóa, luôn có cảm giác buồn nôn.
- Khi tiếp xúc hay ăn phải chất có hàm lượng cao formaldehyde có thể gây tử vong. (30ml là liều lượng có thể gây chết người).
3. Nên mua nội thất gỗ ở đâu là chất lượng?
Nội thất The One tiền thân của Nội thất Hòa Phát là một trong những đơn vị cung cấp nội thất hàng đầu Việt Nam. Cung cấp đa dạng sản phẩm được gia công từ gỗ từ gỗ tự nhiên cho đến gỗ công nghiệp.
Tất cả các sản phẩm được gia công từ gỗ đều đảm bảo về chất liệu an toàn với người sử dụng. Sản xuất dựa trên tiêu chuẩn E1, nên người dùng có thể hoàn toàn yên tâm. Ngoài sự bền bỉ tuyệt vời từ sản phẩm, The One còn mang đến những trải nghiệm tốt từ dịch vụ như bảo hành 12 tháng, miễn phí vận chuyển và lắp đặt trong nội thành, chính sách đổi trả.
Bài viết trên đây đã phân tích chi tiết về gỗ cũng như các tiêu chuẩn, kiểm định chất lượng gỗ mà bạn nên biết. Hy vọng sẽ là thông tin hữu ích dành cho bạn. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hay muốn tìm mua nội thất gỗ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.