Văn phòng mở – Ý tưởng đột phá cho văn phòng làm việc

Văn phòng mở là một trong những xu hướng thiết kế không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp hiện nay. Đến nay vẫn luôn có sự nổi trội và không có dấu hiệu hạ nhiệt. Vậy, bạn đã biết gì về phong cách thiết kế này? Có thật sự đột phá và hữu hiệu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!

Khái niệm về văn phòng mở

Tên gọi dường như đã phản ánh chức năng và kết cấu của nó. Văn phòng được thiết kế theo phong cách mở sẽ loại bỏ các chi tiết ngăn cách không gian. Tạo ra một căn phòng rộng lớn, thoáng đãng và vô cùng mát mẻ. 

Đây là mô hình thiết kế văn phòng hiện đại. Xóa bỏ sự chật hẹp và bí bách giúp dân văn phòng có được sự thoải mái, dễ chịu hơn hẳn. 

Đâu là sự ra đời của xu hướng thiết kế văn phòng mở?

Có thể rất nhiều người sẽ biết đến, văn phòng mở là xu hướng thiết kế nội thất văn phòng tương lai. Nhưng chắc chắn rất ít người biết lịch sử ra đời của nó và ai là người đưa nó đến gần hơn với xã hội hiện nay. 

Lịch sử ra đời 

Xu hướng thiết kế không gian làm việc mở được ra đời từ nửa đầu thế kỷ 20. Các chuyên gia thiết kế, kiến trúc sư, tiêu biểu là Frank Lloyd đã đưa ra nhận định rằng các văn phòng riêng, phân chia từng khu vực là khá cực đoan và bó buộc. Các không gian mở linh hoạt sẽ giúp nhân viên phá bỏ được giới hạn chật hẹp của căn phòng kín. 

Vào năm 1950 kiểu văn phòng mở chính thức xuất hiện. Và bắt đầu vào năm 1960 đã trở nên phổ biến hơn hẳn. Trải qua nhiều năm áp dụng và thay đổi thì ngày nay văn phòng mở đã được đề cao, đáp ứng nhu cầu linh hoạt hơn. Tạo nên một môi trường làm việc hiệu quả. 

Mục đích ra đời

Bạn cần bất kỳ ý tưởng nào được ra đời cũng đều có mục đích và chúng nhằm khắc phục các hạn chế nào đó. Vậy, phong cách thiết kế văn phòng mở ra đời có mục đích gì?

  • Hỗ trợ giao tiếp và tương tác qua lại: Không gian làm việc mở loại bỏ các bức tường kiên cố. Đã tạo ra một nơi rộng thoáng, cho phép nhân viên dễ dàng giao tiếp và trao đổi công việc. 
  • Nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí: Căn phòng rộng rãi sẽ thúc đẩy tinh thần cũng như cảm xúc làm việc, đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo. Chưa kể, không gian mở còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí xây dựng các bức tường cao. 
  • Người quản lý có thể giám sát được nhân viên: Không có bất kỳ sự che chắn nào giúp các nhà quản lý có thể kiểm soát được nhân viên của mình. Từ đó, nhân viên cũng có tính tự giác hơn. 

>>>Tham khảo thêm: Ánh sáng có quan trọng trong thiết kế văn phòng không?

Vậy, đây có phải là ý tưởng đột phá cho văn phòng làm việc?

Mặc dù ngày nay, kiểu thiết kế này được áp dụng khá phổ biến bởi những lợi ích, ưu điểm mà nó mang lại. Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số nhược điểm như: 

  • Thiếu sự riêng tư và quá nhiều tiếng ồn khiến công việc trở nên không hiệu quả. Đa số đều rất khó chịu khi màn hình máy tính đều bị người khác nhìn ngó hoặc bị mất tập trung bởi tiếng trò chuyện của đồng nghiệp xung quanh. 
  • Nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm là rất cao. Đặc biệt là ở thời buổi dịch bệnh Covid vẫn còn đang tồn tại hay các bệnh sốt, cảm cúm. 

Chính vì thế, văn phòng mở hiện nay luôn là vấn đề mà các chuyên gia thiết kế tranh cãi. Nhưng quả thật, khi chúng ta nhìn nhận lại những lợi ích thì quả thật đây là kiểu xu hướng, ý tưởng đột phá nên áp dụng. 

Để có thể hiểu quả hơn, khắc phục các nhược điểm bạn có thể trang bị nội thất bàn văn phòng kèm vách ngăn, module bàn làm việc hay phân tác không gian nhờ vào kệ sách trang trí. Vừa hiệu quả vừa tiện lợi đấy. 

Và bạn cần nhớ rằng, một không gian làm việc hiệu quả là phải phù hợp với văn hóa của công ty. Cân nhắc và quan sát kỹ lưỡng để biết doanh nghiệp của mình đang cần gì. Tránh chạy theo xu hướng để rồi đem lại kết quả không mong muốn. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến văn phòng mở, hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình thiết kế này. Nếu kết hợp với việc bố trí nội thất bàn ghế phù hợp thì chắc chắn sẽ tạo nên không gian làm việc hữu hiệu. Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn nội thất nhé!

>>>Tham khảo thêm: Sơn tường văn phòng – Kích thích sự sáng tạo, hiệu suất làm việc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *